Giải bài tập

Giải bài 14, 15, 16 trang 11, 12 SGK Toán 9 tập 1

Giải bài tập trang 11, 12 bài 2 căn thức bậc hai và hằng đẳng thức SGK Toán 9 tập 1. Câu 14: Phân tích thành nhân tử…

Bài 14 trang 11 sgk Toán 9 – tập 1

Bài 14. Phân tích thành nhân tử:

Bạn Đang Xem: Giải bài 14, 15, 16 trang 11, 12 SGK Toán 9 tập 1

a) \( x^{2}\) – 3.                         b) \( x^{2}\) – 6;

c) \( x^{2}\) + \( 2\sqrt{3}\)x + 3;            d) \( x^{2}\) – \( 2\sqrt{5}x\) + 5.

Hướng dẫn giải:

a)

\(x^{2} – 3=x^2-(\sqrt{3})^2=(x-\sqrt{3})(x+\sqrt{3})\)

b)

\(x^{2}- 6=x^2-(\sqrt{6})^2=(x-\sqrt{6})(x+\sqrt{6})\)

c)

\(x^2+2\sqrt{3}x + 3=x^2+2.\sqrt{3}.x+(\sqrt{3})^2=(x+\sqrt{3})^2\)

d)

Xem Thêm : Giải bài 48, 49, 50, 51 trang 77 SGK Toán 7

\(x^2-2\sqrt{5}x+5=x^2-2.\sqrt{5}.x+(\sqrt{5})^2=(x-\sqrt{5})^2\)

 


Bài 15 trang 11 sgk Toán 9 – tập 1

Bài 15. Giải các phương trình sau:

a) \({x^2} – 5 = 0\);              b) \({x^2} – 2\sqrt {11} x + 11 = 0\)

Hướng dẫn giải:

a) 

\(\eqalign{
& {x^2} – 5 = 0 \cr
& \Leftrightarrow {x^2} – {\left( {\sqrt 5 } \right)^2} = 0 \cr
& \Leftrightarrow \left( {x + \sqrt 5 } \right)\left( {x – \sqrt 5 } \right) = 0 \cr
& \Leftrightarrow x = \sqrt 5 ;x = – \sqrt 5 \cr
& S = \left\{ { – \sqrt 5 ;\sqrt 5 } \right\} \cr}\)

b) 

\(\eqalign{
& {x^2} – 2\sqrt {11} x + 11 = 0 \cr
& \Leftrightarrow {x^2} – 2.x.\sqrt {11} + {\left( {\sqrt {11} } \right)^2} = 0 \cr
& \Leftrightarrow {\left( {x – \sqrt {11} } \right)^2} = 0 \cr
& \Leftrightarrow x = \sqrt {11} \cr
& S = \left\{ {\sqrt {11} } \right\} \cr}\)

 


Bài 16 trang 12 sgk Toán 9 – tập 1

Bài 16. Đố. Hãy tìm chỗ sai trong phép chứng minh “Con muỗi nặng bằng con voi” dưới đây.

Xem Thêm : Giải bài 1.5, 1.6, 1.7 trang 105, 106 SBT Toán 9 tập 1

Giả sử con muỗi nặng m (gam), còn con voi nặng V (gam). Ta có

                      \({m^2} + {V^2} = {V^2} + {m^2}\)

Cộng hai về với -2mV. Ta có

                      \({m^2} – 2mV + {V^2} = {V^2} – 2mV + {m^2}\)

hay                 \({\left( {m – V} \right)^2} = {\left( {V – m} \right)^2}\)

Lấy căn bậc hai mỗi vế của bất đẳng thức trên, ta được:

                       \(\sqrt {{{\left( {m – V} \right)}^2}}  = \sqrt {{{\left( {V – m} \right)}^2}} \)

Do đó                m – V = V – m

Từ đó ta có 2m = 2V, suy ra m = V. Vậy con muỗi nặng bằng con voi (!).

Hướng dẫn giải:

Phép chứng minh sai ở chỗ: sau khi lấy căn bậc hai mỗi vế của đẳng thức  \({\left( {m – V} \right)^2} = {\left( {V – m} \right)^2}\).

Ta được kết quả │m – V│ = │V – m│ chứ không thể có m – V = V – m.

Truong Cao Dang Nghe Dong Nai

Nguồn: https://cdndn.edu.vn
Danh mục: Giải bài tập

Có thể bạn cần

Back to top button