Giải bài tập trang 23 bài 9 số thập phân hữu hạn, số thập phân vô hạn tuần hoàn Sách Bài Tập Toán lớp 7 tập 1. Câu 85: Giải thích vì sao các phân số sau viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn rồi viết chúng dưới dạng đó…
Câu 85 trang 23 Sách Bài Tập (SBT) Toán 7 tập 1
Giải thích vì sao các phân số sau viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn rồi viết chúng dưới dạng đó:
Bạn Đang Xem: Giải bài 85, 86, 87, 88 trang 23 SBT Toán 7 tập 1
\({{ – 7} \over {16}};{2 \over {125}};{{11} \over {40}};{{ – 14} \over {25}}\)
Xem Thêm : Giải bài 1, 2, 3 trang 110 SGK Toán 5
Giải
Các phân số \({{ – 7} \over {16}};{2 \over {125}};{{11} \over {40}};{{ – 14} \over {25}}\) viết được dưới dạng số thập phân hữu hạn vì mẫu số của các phân số đó chỉ có thừa số nguyên 2 và 5.
\({{ – 7} \over {16}} = – 0,4375;{2 \over {125}} = 0,016;\)
\({{11} \over {40}} = 0,275;{{ – 14} \over {25}} = – 0,56\)
Câu 86 trang 23 Sách Bài Tập (SBT) Toán 7 tập 1
Viết dưới dạng gọn (có chu kì trong dấu ngoặc) các số thập phân vô hạn tuần hoàn sau:
0,3333 ; -1,3212121… ; 2,513513513… ;13,26535353…
Xem Thêm : Giải bài 1, 2, 3 trang 110 SGK Toán 5
Giải
0,3333 = 0.(3)
-1,3212121… = -1,3(21)
2,513513513… 2,(513)
13,26535353…=13,26(53)
Câu 87 trang 23 Sách Bài Tập (SBT) Toán 7 tập 1
Giải thích vì sao các phân số sau viết được dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn rồi viết chúng dưới dạng đó:
\({5 \over 6};{{ – 5} \over 3};{7 \over {15}};{{ – 3} \over {11}}\)
Xem Thêm : Giải bài 1, 2, 3 trang 110 SGK Toán 5
Giải
Các phân số \({5 \over 6};{{ – 5} \over 3};{7 \over {15}};{{ – 3} \over {11}}\) được viết dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn vì mẫu số của các phân số đó có chứa thừa số nguyên tố khác 2 và 5.
\({5 \over 6} = 0,8333… = 0,8(3)\)
Xem Thêm : Giải bài 110, 111, 112, 113 trang 93, 94 SBT Toán 8 tập 1
\({{ – 5} \over 3} = – 1,666… = – 1,(6)\)
\({7 \over {15}} = 0,4666… = 0,4(6)\)
\({{ – 3} \over {11}} = – 0,272727… = – 0,(27)\)
Câu 88 trang 23 Sách Bài Tập (SBT) Toán 7 tập 1
Để viết số 0,(25) dưới dạng phân số, ta làm như sau:
\(0,\left( {25} \right){\rm{ }} = {\rm{ }}0,\left( {01} \right).25 = {1 \over {99}}.25 = {{25} \over {99}}\) (Vì \({1 \over {99}} = 0,(01)\))
Theo cách trên, hãy viết các số thập phân sau đây dưới dạng phân số:
0,(34) ; 0,(5) ; 0,(123)
Xem Thêm : Giải bài 1, 2, 3 trang 110 SGK Toán 5
Giải
Ta có:
\(\eqalign{
& 0,(34) = 0,(01).34 = {1 \over {99}}.34 = {{34} \over {99}} \cr
& 0,(5) = 0,(1).5 = {1 \over 9}.5 = {5 \over 9} \cr
& 0,(123) = 0,(001).123 = {1 \over {999}}.123 = {{123} \over {999}} = {{41} \over {333}} \cr} \)
Truong Cao Dang Nghe Dong Nai
Nguồn: https://cdndn.edu.vn
Danh mục: Giải bài tập