Giải bài tập

Giải bài 9.1, 9.2, 9.3 trang 95 SBT Toán 8 tập 1

Giải bài tập trang 95 bài 9 hình chữ nhật Sách bài tập (SBT) Toán 8 tập 1. Câu 9.1: Một hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau 4cm và 6cm. Độ dài đường chéo của hình chữ nhật đó bằng bao nhiêu xentimét ?…

Câu 9.1 trang 95 Sách bài tập (SBT) Toán 8 tập 1

Một hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau 4cm và 6cm. Độ dài đường chéo của hình chữ nhật đó bằng bao nhiêu xentimét ?

A. 8cm

Bạn Đang Xem: Giải bài 9.1, 9.2, 9.3 trang 95 SBT Toán 8 tập 1

B. \(\sqrt {52} \)cm

C. 9cm

D. \(\sqrt {42} \)cm

Hãy chọn phương án đúng.

Giải:

Chọn (B) \(\sqrt {52} \) (cm) đúng

 


Câu 9.2 trang 95 Sách bài tập (SBT) Toán 8 tập 1

Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Gọi I, K theo thứ tự là trung điểm của AB, AC. Tính số đo góc IHK.

Giải:                                                                       

Xem Thêm : Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 107, 108 SGK Toán 7

∆ AHB vuông tại H có HI là đường trung tuyến thuộc cạnh huyền AB

⇒ HI = IA = \({1 \over 2}\)AB (tính chất tam giác vuông)

⇒ ∆ IAH cân tại I

\( \Rightarrow \widehat {IAH} = \widehat {IHA}\) (1)

∆ AHC vuông tại H có HK là đường trung tuyến thuộc cạnh huyền AC

⇒ HK = KA = \({1 \over 2}\)AC (tính chất tam giác vuông)

⇒ ∆ KAH cân tại K \( \Rightarrow \widehat {KAH} = \widehat {KHA}\) (2)

\(\widehat {IHK} = \widehat {IHA} + \widehat {KHA}\) (3)

Từ (1), (2) và (3) suy ra: \(\widehat {IHK} = \widehat {IAH} + \widehat {KAH} = \widehat {IAK} = \widehat {BAC} = {90^0}\).

 


Câu 9.3 trang 95 Sách bài tập (SBT) Toán 8 tập 1

Cho hình thang cân ABCD, đường cao AH. Gọi E, F theo thứ tự là trung điểm của các cạnh bên AD, BC. Chứng minh rằng EFCH là hình bình hành.

Giải:                                                                          

Xem Thêm : Giải bài 23, 24, 25, 26 trang 140 SBT Toán lớp 7 tập 1

Ta có: E là trung điểm của AD (gt)

F là trung điểm của BC (gt)

nên EF là đường trung bình của hình thang ABCD

⇒ EF // CD hay EF // CH

∆ AHD vuông tại H có HE là đường trung tuyến thuộc cạnh huyền AD.

Ta có: HE = ED = \({1 \over 2}\)AD (tính chất tam giác vuông)

⇒ ∆ EDH cân tại E

\( \Rightarrow \widehat D = {\widehat H_1}\) (tính chất tam giác cân)

\(\widehat D = \widehat C\) (vì ABCD là hình thang cân)

Suy ra: \({\widehat H_1} = \widehat C\)

⇒ EH // CF (vì có cặp góc đồng vị bằng nhau)

Vậy tứ giác EFCH là hình bình hành.

 

Truong Cao Dang Nghe Dong Nai

Nguồn: https://cdndn.edu.vn
Danh mục: Giải bài tập

Có thể bạn cần

Back to top button